Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Cách hoá giải những điểm kỵ của mảnh đất xấu

Theo quan điểm của phong thủy, yếu tố vị trí hay năng lượng của khu đất đóng một vai trò rất quan trọng, do vậy việc chọn đất, chọn nhà có vị trí tốt mới đem lại thịnh vượng và may mắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để chọn cho mình một ngôi nhà tốt.

cach-hoa-giai-nhung-diem-ky-cua-manh-dat-xau

Cần nhận biết những yếu tố tác động xấu đến nhà ở để có biện pháp hoá giải thích hợp - Ảnh minh họa.

Một khu đất có vị trí tốt, năng lượng tốt thì dù người Đông tứ mệnh hay Tây tứ mệnh ở cũng đều có nhiều thuận lợi. Ngược lại khi khu đất nằm ở vị trí xấu thì dù có hợp hướng, khi ở hay kinh doanh vẫn có thể gặp thất bại.

Tùy từng khu đất cụ thể, phong thủy sẽ có những cách hóa giải khác nhau. Tuy nhiên, cần phải có những thông tin đầu vào chi tiết tại thực địa mới có thể có những luận đoán chính xác.

Hơn nữa, theo thời gian, môi trường bên ngoài nhà thay đổi, tình trạng phong thuỷ của ngôi nhà sẽ thay đổi theo. Vì vậy, cần nhận biết những yếu tố tác động xấu đến nhà ở để có biện pháp hoá giải thích hợp.

Dưới đây là một số vị trí hoặc yếu tố xấu thường gặp, tác động đến nhà ở và cách hoá giải cơ bản.

Thứ nhất, nhà hoặc đất hình tam giác. Đây là một đại kỵ của phong thuỷ, vì nhà ở không chắc chắn, không hài hoà, tạo ra “hoả hình sát”, ảnh hưởng xấu đến tinh thần, khả năng suy nghĩ của người cư ngụ, dễ mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, đồng thời tài vận, sự nghiệp không thuận lợi.

Nếu mảnh đất rộng rãi thì nên lấy góc nhọn làm thành tường bao hoặc trồng cây xung quanh, bên trong trồng hoa hoặc một số loại cây thấp. Phần diện tích vuông vắn còn lại dùng xây nhà để ở. Trường hợp mảnh đất quá hẹp, buộc phải xây nhà hết đất khiến ngôi nhà có hình tam giác thì không nên sử dụng phần góc nhọn này, mà nên đặt chậu cây xanh tại đó.

Còn góc khuyết của ngôi nhà (phần khiến cho ngôi nhà không được vuông vức) nên đặt vật phẩm phong thuỷ hoá giải thích hợp, tuỳ từng phương vị. Cũng có thể vào ngày giờ thích hợp (ngày Nguyệt đức, giờ lục hợp với ngày), đặt ở mỗi góc nhọn trong nhà một chiếc la bàn.

Theo phong thuỷ học, nhà ở vuông vức, cụ thể là vuông bốn góc với chiều dài không lớn hơn 2 lần chiều rộng, tỷ lệ 6:4 là tốt nhất. Bởi lẽ, bốn bề tám bên đều vững vàng, âm dương cân bằng, năng lượng ngũ hành của khí trường sẽ cân bằng.

Thứ hai, nhà ở bị ánh sáng mạnh chiếu vào như mặt kính của toà nhà đối diện, đèn đường, đèn xe lưu thông trên đường, biển quảng cáo gắn đèn… sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính tình, gây bệnh đau đầu, nhất là đối với những người kỵ hoả. Ban đêm mà có các loại ánh sáng này chiếu vào nhà thì phong thuỷ học gọi là “nhật dạ hung quang”, rất bất lợi, vì chúng đại diện cho từ trường bất ổn thâm nhập vào nhà.

Ngoài ra, khi ánh sáng chiếu vào phương Nam của nhà ở, nơi mở cửa ra vào hoặc cửa sổ, sẽ làm tăng nguy cơ hoả hoạn, vì ánh sáng và phương Nam đều có ngũ hành là hoả (lửa), khiến hoả tính tăng cao. Đáng chú ý, ánh sáng ở vị trí của sao Nhị hắc (bệnh phù, chủ về bệnh tật, ôn dịch) sẽ làm gia tăng ác tính của bệnh tật (năm 2013, vị trí của sao Nhị hắc là phương Tây Nam). Phương pháp hoá giải trong trường hợp này là che rèm màu thẫm, treo rèm xếp ngang, hoặc lắp cửa chớp, hoặc đặt chậu cây xanh che chắn, hoặc phía bên trái của nhà đặt một đôi hồ lô hay đôi kỳ lân bằng đồng.

Thứ ba, nhà có cửa ra vào hoặc cửa sổ đối diện với một con đường đâm thẳng tới bị coi là “trực lộ không vong”, hoặc “hung lộ xung”, chủ về thoái tài. Thậm chí, “nhất điều trực lộ, nhất điều thương”, nghĩa là một con đường thẳng như một ngọn thương mang sát khí đến cho ngôi nhà. Cụ thể, đường thẳng đâm vào nhà sẽ hình thành một dòng khí thẳng, mạnh, nhanh, phá hoại khí trường xung quanh ngôi nhà, phá vỡ thế “tàng phong, tụ khí” của ngôi nhà.

Hoá giải sát này bằng cách dựng hàng rào, xây tường hay trồng cây phía trước; nếu nhà sát mặt đường thì làm bậc cửa theo số lẻ; hoặc dựng một tảng đá hình chữ nhật ngoài cửa, phía trên khắc ký hiệu bát quái, phía dưới khắc 4 chữ “Thái Sơn tại thử”; hoặc treo rèm châu hay đặt bình phong ở cửa chính; hoặc treo gương bát quái lồi. Nếu cửa sổ phạm sát thì treo chuông gió hoặc kim nguyên bảo để hoá giải (vừa hoá sát, vừa chiêu tài, hỗ trợ sự nghiệp của gia chủ).

Thứ tư, nhà ở gần trạm xăng dầu, trạm biến áp bị coi là “cô dương sát”, nghĩa là dương khí quá mạnh, ảnh hưởng đến tính khí, sức khoẻ, trong gia đình dễ xảy ra lục đục không yên. Ngoài ra, theo một nghiên cứu khoa học, nhà ở gần trạm biến áp có nguy cơ mắc bệnh máu trắng cao hơn. Cách hoá giải là treo hồ lô gỗ và la bàn bát quái ở bức tường hướng về nơi sinh ra “cô dương sát”.

Đối với nhà ở gần trạm biến áp, nên đóng 4 chiếc đinh thép lên bức tường gần trạm biến áp, sau đó dùng xâu tiền đồng quấn 7 vòng theo chiều kim đồng hồ để hoá giải. Đặc biệt, những gian ở gần trạm biến áp không nên làm phòng ngủ.

Theo Đoan Trang/ Báo xây dựng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét