Đánh giá của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2015 nền kinh tế cả nước đã có dấu hiệu khởi sắc, nhiều dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án BĐS và cơ sở hạ tầng, giao thông đã được triển khai xây dựng trở lại. Vì thế, sản lượng xi măng tiêu thụ trong nước đã tăng khá mạnh, khoảng 9 - 9,5% so với năm 2014; tuy nhiên, sản lượng clinker và xi măng xuất khẩu lại giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước vì thị trường xuất khẩu sang một số nước đang gặp khó khăn.
Tiêu thụ nội địa tăng
Sản lượng xi măng, clinker tiêu thụ thực tế năm 2014 là 71,0 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa đạt 50,6 triệu tấn, xuất khẩu 20,4 triệu tấn. Căn cứ dự báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015 và các chính sách đầu tư phát triển, Bộ Xây dựng đã tính toán nhu cầu xi măng năm 2015 khoảng 72 - 74 triệu tấn, tăng 1,5 - 4,0% so với năm 2014, trong đó tiêu thụ xi măng nội địa khoảng 53 - 54 triệu tấn, xuất khẩu 19 - 20 triệu tấn.
Công ty thi công xây dựng tiêu thụ toàn ngành 10 tháng năm 2015 đạt 58,6 triệu tấn, đạt 80% so với kế hoạch năm, trong đó sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa đạt 45,51 triệu tấn, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm 2014; sản lượng clinker và xi măng xuất khẩu đạt 13,15 triệu tấn, chỉ bằng 78% sản lượng xuất khẩu cùng kỳ năm 2014. Lượng clinker và xi măng tồn kho cuối tháng 10 khoảng 3,04 triệu tấn, trong đó có 680 nghìn tấn xi măng, còn lại là 2,36 triệu tấn clinker, tương ứng khoảng 12 - 14 ngày sản xuất.
Trên cơ sở số liệu tiêu thụ 10 tháng năm 2015, dự kiến tổng sản lượng xi măng, clinker tiêu thụ năm 2015 khoảng 71,5 - 72 triệu tấn, đạt 100% kế hoạch năm; trong đó xi măng tiêu thụ nội địa khoảng 55 - 55,5 triệu tấn, đạt 102 - 103% kế hoạch năm và tăng 9 - 9,5% so với sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa năm 2014; xuất khẩu khoảng 16,5 triệu tấn, đạt 85% kế hoạch năm; giảm 19% so với sản lượng clinker, xi măng xuất khẩu năm 2014.
Dự kiến nhu cầu 2016
Năm 2016 tình hình kinh tế, thiết kế xây dựng cả nước vẫn còn nhiều khó khăn, tuy nhiên trên cơ sở dự kiến sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2015, Bộ Xây dựng tính toán nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2016 khoảng 75 - 77 triệu tấn, tăng 4,0 -7,0% so với năm 2015; trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 59 - 60 triệu tấn, xuất khẩu 16-17 triệu tấn.
Tính đến cuối năm 2015 cả nước có 76 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất thiết kế đạt 81,56 triệu tấn, hoàn toàn có khả năng sản xuất đủ xi măng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năm 2016 (bao gồm cả xi măng tiêu thụ nội địa và clinker, xi măng xuất khẩu).
Các giải pháp bình ổn thị trường
Để bình ổn thị trường xi măng quý IV/2015 và cả năm 2016, Bộ Xây dựng đã phối hợp cùng Hiệp hội Xi măng thống nhất và chỉ đạo các đơn vị sản xuất xi măng trong toàn quốc thực hiện các giải pháp sau:
Triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát huy đạt và vượt công suất thiết kế, giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm.
Hoàn thiện mạng lưới kinh doanh xi măng, nhằm giảm chi phí lưu thông, chi phí bán hàng.
TCty Công nghiệp xi măng Việt Nam cần phối hợp với các đơn vị liên doanh tính toán kỹ nhu cầu tiêu thụ xi măng tại khu vực miền Trung, miền Nam để bố trí hợp lý việc vận chuyển xi măng, clinker từ khu vực phía Bắc vào các khu vực này, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt trong các tháng cao điểm của mùa xây dựng.
Đẩy mạnh công tác triển khai các đề tài ứng dụng công nghệ như các dự án tận dụng nhiệt thải lò nung trong các nhà máy xi măng để sản xuất điện, việc tự túc một phần sản lượng điện này góp phần giảm thiểu tác động của việc thiếu điện; dự án tận dụng nguồn phế thải của các ngành công nghiệp khác làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành xi măng, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm môi trường.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án xi măng theo quy hoạch phát triển ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đưa các dự án vào hoạt động đúng tiến độ.
Kiểm tra, rà soát các dự án xi măng dự kiến đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tổng hợp, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho tạm dừng, giãn, hoãn tiến độ các dự án không đủ điều kiện đầu tư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét