Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Một số lưu ý về phát triển quy hoạch đô thị

Trước hết phải có một quy hoạch đô thị tương đối hoàn chỉnh - một quy hoạch vừa thể hiện tầm nhìn xa rộng lại vừa phải mang tính khả thi cao, vừa bao gồm cả những đề án ngắn hạn lẫn những đề án dài hạn lại vừa phải hạn chế đến mức thấp nhất khả năng “quy hoạch treo” - được hiểu là kéo dài tiến độ ngoài dự kiến ban đầu, do một trong hai hoặc do cả hai nguyên nhân sau: Quy hoạch không sát đúng, thậm chí sai lầm ảnh hưởng đến phát triển bền vững; Quy hoạch sát đúng bảo đảm phát triển bền vững nhưng không khả thi so với sức chịu đựng của nền kinh tế đương thời.

mot-so-luu-y-ve-phat-trien-quy-hoach-do-thi

Phải có một chính quyền nghiêm minh và chuyên nghiệp. Nghiêm minh là vừa nghiêm vừa minh. Nghiêm được đã khó, minh được càng khó hơn nhiều. Thiếu công tâm, thiếu công bằng thì khó công khai, nghĩa là khó minh. Mà không minh thì làm sao nghiêm được? Làm sao xử lý cho rốt ráo, cho triệt để được? Làm sao tránh được tình trạng chỗ triệt - chỗ để - thiếu nghiêm minh? Muốn nghiêm minh thì cần phải thật sự sâu sát, vì vậy ở đây còn có vấn đề phân cấp quản lý một cách hợp lý.

Nói chung thành phố cần khảo sát địa chất không nên phân cấp cho quận trong quy hoạch đô thị, bởi đặc trưng mà cũng là sức mạnh của quy hoạch đô thị là tính tổng thể, phân cấp cho quận trên lĩnh vực này rất dễ dẫn tới khả năng phá vỡ tính tổng thể ấy; nhưng về quản lý quy hoạch đô thị thì quận lại rất cần được uỷ quyền nhiều hơn để có thể chủ động xử lý và ứng phó trong phạm vi được phân cấp.

mot-so-luu-y-ve-phat-trien-quy-hoach-do-thi

Chuyên nghiệp là có nghề - công tác quy hoạch đô thị trước hết là công việc chuyên môn của những người có nghề, nhưng những người có nghề trên lĩnh vực này lâu nay chỉ được hiểu là các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng. Điều này xuất phát từ lối tư duy kỹ trị. Thật ra ở đây vai trò của các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng rất quyết định nhưng không phải là duy nhất. Trong công tác quy hoạch đô thị rất cần sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các chuyên gia tâm lý học, xã hội học và sử học. 

Nói cách khác ngoài khía cạnh kỹ thuật còn cần chú ý đúng mức khía cạnh văn hóa của vấn đề. Xin nói thêm là nếu chỉ xét riêng theo tư duy kỹ trị cũng không phải mọi việc đã đâu vào đó, bởi trong thực tế thành phố đang rất thiếu và vì thế đang rất cần những chuyên gia thiết kế đô thị (urban design), thậm chí đang rất thiếu và vì thế đang rất cần những chuyên gia quy hoạch đô thị (urban planner).

Phải thực sự mở rộng dân chủ trong đời sống xã hội, hết sức tránh tình trạng “tam quyền phân lập” khi huy động sức mạnh của cả cộng đồng đô thị vào quá trình quy hoạch và quản lý quy hoạch. “Tam quyền” là gì? Đó là quyền được nói, quyền được nghe và quyền được làm. Và thế nào là “phân lập”? Đó là khi người nói rất sôi nổi thật lòng, người nghe càng chân thành chăm chú, người làm cũng hăng hái, nhiệt tình, chỉ có điều ai nói cứ nói, ai nghe cứ nghe, còn ai làm cứ làm, hoàn toàn “phân lập”.

mot-so-luu-y-ve-phat-trien-quy-hoach-do-thi

Tất nhiên đo vẽ địa hình muốn mở rộng dân chủ trong đời sống xã hội thì trước hết phải biết vượt qua thái độ chủ quan của không ít chuyên gia cho rằng quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị là chuyện riêng của những người có nghề, tay ngang không thể tham gia được. 

Thực tế chứng tỏ cộng đồng đô thị không chỉ đưa ra được nhiều ý kiến có giá trị tham khảo mà thậm chí ở một số nước - thông qua hình thức trưng cầu dân ý - đôi khi những ý kiến ấy còn mang ý nghĩa quyết định. Mặt khác như phân tích trên, thành phố không nên phân cấp cho quận trong quy hoạch đô thị nhưng cũng cần mở rộng dân chủ để chính quyền cấp dưới có thể trực tiếp góp ý vào chính cái mà người ta sẽ được giao quản lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét