Khái niệm về công trình xây dựng tôn giáo
Công trình xây dựng tôn giáo gồm: Chùa, nhà thờ, thánh thất, điện thờ, thánh đường, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường, nhà nguyện, tu viện, tượng, đài, bia, tháp, các trường đào tạo riêng của tôn giáo và một số công trình phụ gắn liền với cơ sở tôn giáo.
Các cơ sở tín ngưỡng như: Đình, đền, miếu, nhà thờ Từ đường, nhà thờ họ… được gọi là cơ sở tín ngưỡng dân gian, không xem là cơ sở tôn giáo, đối tượng điều chỉnh trong Hướng dẫn này.
Các công trình phải xin phép xây dựng
Xin phép xây dựng đối với các công trình xây dựng tôn giáo phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ (cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh). Việc cấp phép xây dựng các công trình tôn giáo thực hiện theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (viết tắt là Nghị định 12/CP); Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;
Đối với các cơ sở tôn giáo hoặc cơ sở tín ngưỡng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, khi xây dựng, hoặc trùng tu tôn tạo ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng còn phải tuân thủ Luật Di sản văn hóa và phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thuộc ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu
Thi công xây dựng phải giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích;
Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Điều 34, khoản 1, điểm a, b Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009).
Đối với các cơ sở tín ngưỡng dân gian như: Đình, đền, miếu, nhà thờ Từ đường, nhà thờ họ… không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa thì việc cấp phép xây dựng thuộc thẩm quyền xem xét của UBND huyện, thị xã hoặc Sở Xây dựng tùy theo cấp của công trình (theo Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 08/4/2010 của UBND tỉnh Tây Ninh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND).
Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu
Thi công xây dựng phải giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích;
Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Điều 34, khoản 1, điểm a, b Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009).
Đối với các cơ sở tín ngưỡng dân gian như: Đình, đền, miếu, nhà thờ Từ đường, nhà thờ họ… không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa thì việc cấp phép xây dựng thuộc thẩm quyền xem xét của UBND huyện, thị xã hoặc Sở Xây dựng tùy theo cấp của công trình (theo Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 08/4/2010 của UBND tỉnh Tây Ninh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét