Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Bí quyết chọn mua biệt thự theo phong thủy

Vị trí biệt thự rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự phát triển sự nghiệp gia đình bạn. Bí quyết chọn mua biệt thự theo phong thủy sẽ giúp bạn lưu ý những vấn đề đó.

Biệt thự thường nằm ở cùng ngoại ô thành phố, không khí trong lành yên tĩnh, cảnh quan đẹp. Chính vì vậy, khi chọn mua biệt thự, cần nắm vững mối quan hệ giữa địa hình và môi trường.
Sự kết hợp giữa cảnh quan môi trường và kiến trúc biệt thự phải thật sự hài hòa.

Thế đất phải bằng phẳng
Việc lựa chọn địa hình đất là một điều quan trọng trong việc xây dựng biệt thư. Các nhà khoa học thường xuất phát từ các yếu tố cần thiết để chọn đất. Bạn nên chọn thế đất bằng phẳng để xây biệt thự bởi nếu xây nhà trên một thế đất bị nghiêng sẽ khiến những người sống trong căn hộ đó cảm giác lo lắng.
Bí quyết chọn mua biệt thự theo phong thủy
Vị trí của biệt thự ảnh hưởng đến sự nghiệp của gia đình bạn
Biệt thự đại kỵ thế đất thấp
Biệt thự phần lớn xây trên thế đất cao. Biệt thự ở nơi đất thấp ngoài việc bị lụt lội mùa mưa, còn bị ẩm mốc mùa hè. Xét từ góc độ khoa học, ngôi nhà được xây trên thế đất bằng phẳng sẽ có khả năng chịu lực tốt và công trình sẽ có tuổi thọ lâu hơn. Nhưng nếu phải xây nhà trên mảnh đất dốc thì lựa chọn cần chú ý quan sát môi trường xung quanh.

Nếu cửa chính của ngôi nhà đối diện với vách núi dốc thì đấy không phải chỗ ở thích hợp. Trong phong thủy học, thích hợp nhất là khi bạn xây nhà có phần lưng tựa vào núi. Nó tượng trưng cho sự nghiệp và gia đình bạn có chỗ dựa, có lợi đối với vệc phát triển sự nghiệp của gia chủ.

Mảnh đất trước cửa nhà rộng rãi, có nguồn nước trong phong thủy gọi là đường tiền tập thủy. Đây được xem là một nơi lý tưởng để xây nhà.

Nhà phải ở chính hướng
Đó là hướng chính Nam, chính Bắc, chính Đông, chính Tây, chính Tây Bắc- Đông Nam, chính Đông Bắc- Tây Nam.

Thực tế có 8 hướng cụ thể tọa Đông triều Tây, tọa Tây triều Đông, tọa Tây Bắc triều Đông Nam và tọa Đông Nam triều Tây Bắc, Toa Đông Bắc triều Tây Nam, tọa Tây Nam triều Đông Bắc, tọa Nam triều Bắc và tọa Bắc triều Nam. Sơn bao thủy bọc là biệt thự lý tưởng

Biệt thự nên chọn thế trước có sông bao sau có núi đẹp. Sơn thủy bọc mới khiến mảnh đất cư trú ấm, mát, tụ khí. Nếu không có dòng nước, sông suối cũng có hồ, áo, đầm phía trước. Có như vậy, miếng đất mới đủ tiêu chuẩn xây biệt thự

Hướng Nam nên để đất trống
Khi xây nhà nên có một chút đất trống ở hướng Nam, điều này sẽ rất tốt đối với gia chủ. Dù cho mảnh đất đó để không hoặc sử dụng làm vườn hoa đều đem lại những điều tốt cho mọi nhà.
Nếu mặt phía Nam của ngôi nhà đối diện với một vườn hoa thì càng tốt. Nó sẽ tạo ra một không gian thư thái, thoáng mát để nghỉ ngơi cho nhà bạn và đặc biệt cát lợi về mặt phong thủy.

Theo: Phong Thủy TH

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Ảnh hưởng của các loại cây đối với phong thủy nhà ở

Ngày nay, trên thế giới người ta còn khuyến khích “trồng cây gây rừng”, “phủ xanh thành phố”, bởi tác dụng tốt của cây cối đối với con người.

Không có cây che chắn, nhiều vùng bị gió cát không thể canh tác hoa màu. Không có cây xanh, các thành phố bị ô nhiễm trầm trọng bởi khói xe, khói từ các nhà máy thải ra... Có thể kể ra rất nhiều… rất nhiều những tác hại của việc thiếu cây xanh trong môi trường sống của chúng ta.

Còn trong phong thủy từ hàng ngàn năm trước, người xưa đã biết diệu dụng của cây cối trong việc hóa giải một số điều xấu trong môi trường sinh sống. Chẳng hạn, cân bằng 1 hình thể khiếm khuyết của ngôi nhà, che chắn tầm nhìn đến các cảnh quan xấu bên ngoài...

Ảnh hưởng của các loại cây đối với phong thủy nhà ở
Ảnh hưởng của các loại cây đối với phong thủy nhà ở
Người xưa nói: Trước nhà quang đãng không có gì che chắn, sau nhà cây cối xanh tốt phồn thịnh, bốn mùa rụng lá, ở đó yên ổn, phúc lộc lâu dài. Vì cây cối tốt tươi là thịnh vượng, là nói lên vùng đất đó màu mỡ, mà như vậy thì dễ giúp cho vùng đó trù phú lên. Đó chính là vùng đất có Địa Mạch tốt, cách cục đạt giàu sang. Nếu phía Đông trồng cây đào, cây dương liễu, phía Nam trồng cây mai, táo, phía Tây trồng cây sơn chi, cây dâu, phía Bắc trồng cây mận, cây mơ thì rất tốt, rất có lợi. Nếu trồng hạnh bên Đông, đào bên Tây, táo bên Bắc, mận bên Nam là trái ngược, là sinh chuyện tà dâm.

Hình sắc khí của cây cũng cảm ứng rất quan hệ đến họa phúc. Vì vậy, cây trồng phải cẩn thận. Khi thấy cây ở khu vực nào héo úa, vàng lá tức là vùng Khí ở đó có vấn đề, chúng ta phải tìm xem có gì khác lạ từ môi trường bên ngoài tác động không? hay vùng Khí nơi đó Âm Dương không hài hòa, ta phải cân bắng nó lại...

– Cây cối có vẻ bao bọc lấy nhà thì thanh nhàn hưởng phúc.
– Bụi trúc quanh co, trong nhà giàu có.
– Một dãy cây sum suê trước cửa (nhưng không che ánh sáng) sẽ tốt cho con cháu.
– Cây trước nhà có nhiều tàng ngang bằng như cái lọng thì người trong nhà sớm đỗ đạt.
– Cây mọc bên hông nhưng thế ôm lấy nhà, giàu có lâu dài.
– Cây bên tả uốn khúc ôm lấy nhà, giàu có công danh.
– Nhiều cây sau nhà, giàu có thông minh.
– Cây 4 bên nhà bằng nhau, có nhiều ruộng mọi nơi.
– Cây xanh tàn rộng, con trưởng giàu có.
– Cây trồng theo các hướng sau đây sẽ được phúc lộc lâu dài.
– Cây dâu ở phương Nhâm-Tý-Quý-Sửu.
– Cây Tòng Bách ở phương Dần-Giáp-Mẹo-Ất.
– Cây dương liễu ở phương Bính-Ngọ-Đinh-Mùi.
– Cây thạch lựu ở phương Thân-Canh-Dậu-Tân.
– Rừng lớn ở phương Thìn-Tốn-Tị.
– Rừng trung bình ở phương Tuất-Càn-Hợi.
– Hoặc cây liễu ở phương Đông, táo ở phương Nam, cây dâu ở phương Tây Nam.
– Trước cửa có cây Đào, Lý thì ham mê tửu sắc!
– Đối diện với cửa có cây Dương liễu rũ như xỏa tóc treo đầu, trong nhà có người thắt cổ.
– Trước cửa có cây hình dung cổ quái, nếu nhỏ thì trong nhà có người tự tử ở sông, giếng; nếu lớn thì bị bệnh tỳ khí không thông, thanh danh bại hoại.
– Trước cửa chỉ có 1 cây trơ trọi, trong nhà toàn góa bụa, ít con cháu.
– Cành cây đâm xéo vào cửa, sẽ có tang tóc.
– Gốc cây bị thủng rễ trước cửa, bị điếc, mê muội.
– Cây trước cửa gù cong như lưng lạc đà, đinh tài đều kém.
– Cây khô trước cửa, hỏa tai; chồng chết; mất của, chết đường.
– Cây khô trên nóc sẽ có quả phụ.
– Trước cửa có cây cành dây leo rối rít, bị thắt cổ treo lên hoặc lật thuyền.
– Trước cửa có cây mọc rũ xuống nước, trong nhà có người chết đuối.
– Cạnh bên phải nhà có cây hoa màu đỏ, thất bại vì nhan sắc.
– Trong vườn nếu trồng thông chỉ trồng thông nhỏ, nếu là thông lớn làm ăn không khá.
– Hai cây áp sát 2 bên nhà, sẽ bị tang anh em.
– Bên phải nhà có cây, có hoa màu trắng, con cháu lêu bêu.
– Tuyệt đối không được trồng cây ở góc Tây Nam nhà, vì góc Tây Nam nhà là cung Tình Duyên – Hôn Nhân – Hạnh Phúc, thuộc Thổ, nếu trồng cây tại đây, cây thuộc Mộc, mà Mộc khắc Thổ, sẽ bất lợi cho hôn nhân, hạnh phúc vợ chồng.

Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Thiết kế biệt thự trong thời đại mới

Do diện tích ở những khu vực trung tâm thành phố lớn đang ngày càng bị giới hạn, một xu hướng mới đó là mở rộng về những vùng lân cận nhằm tạo ra không gian rộng mở, có thể thiết kế gần gũi thiên nhiên tạo ra những không gian xanh.

thiet-ke-biet-thu-trong-thoi-dai-moi

Yêu cầu của biệt thự là phải có ít nhất 3 mặt tiếp xúc với khoảng trống sân vườn và lối đi. Kích thước khu đất đủ để xây nhà biệt thự là : 8x15m (120 m2), 10x15m (150m2), 12x5m (180m2). Kích thước thích hợp để xây dựng một biệt thự đẹp và rộng là 15x5m (225m2), 15x20m (230m2), 20x20m (400m2).

thiet-ke-biet-thu-trong-thoi-dai-moi

Kiến trúc hiện đại không làm theo lối đối xứng mà thay bằng những hình thức trang trí cách tân, đường nét khỏe khoắn, tự do, đường nét mang tính hình học. Biệt thự ngày nay thể hiện những nét thiết kế lạ và độc đáo, như lệch cốt, thông tầng, so le. Thiết kế biệt thự hiện đại thiên về sự thông thoáng, rộng mở và giao hòa với thiên nhiên. Vì vậy, kính được sử dụng nhiều trong các ô cửa lớn, nhờ đó có thể view ra những khuôn viên đẹp bên ngoài.

thiet-ke-biet-thu-trong-thoi-dai-moi

Nếu xưa phòng ăn và phòng khách được ngăn nhau bởi cửa, thì ngày nay chúng lại được thông nhau để tạo không gian liên hoàn rộng. Màu sắc cũng có sự thay đổi rõ rệt. Gam màu sáng được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là vàng kem nhạt, hay ghi sáng. Mái ngói dốc luôn tạo được sự ấm cúng và thể hiện nét văn hóa Việt. Với nguyên tắc “tổng thể đơn giản, chi tiết phong phú”, hình thức bên ngoài của biệt thự khá đơn giản, nhưng cô đọng.

thiet-ke-biet-thu-trong-thoi-dai-moi

Đời sống hiện đại đòi hỏi các chủ nhân của các ngôi nhà mới có quan niệm thẩm mỹ mới, biệt thự thiên về công năng sử dụng bên trong hơn là trang trí bên ngoài. Trang trí nội thất quá rối có thể gây mất mỹ cảm.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Khái niệm về quy hoạch xây dựng đô thị

Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

* Quy hoạch chi tiết 1/2000 & 1/500

khai-niem-ve-quy-hoach-xay-dung-do-thi

Khái niệm Quy hoạch xây dựng đô thị (theo nghị định 08/2005/NĐ-CP)

Quy hoạch xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian kiến trúc và bố trí công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.

Quy hoạch xây dựng đô thị gồm:

1. Quy hoạch vùng:


Đối tượng, giai đoạn và thời gian lập quy hoạch xây dựng vùng

Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho các vùng có chức năng tổng hợp hoặc chuyên ngành gồm vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, vùng công nghiệp, vùng đô thị lớn, vùng du lịch, nghỉ mát, vùng bảo vệ di sản cảnh quan thiên nhiên và các vùng khác do người có thẩm quyền quyết định.

khai-niem-ve-quy-hoach-xay-dung-do-thi

Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho giai đoạn ngắn hạn là 05 năm, 10 năm; giai đoạn dài hạn là 20 năm và dài hơn. 

Đồ án Quy hoạch vùng thường được làm trên tỷ lệ 1/25.000 - 1/250.000.

Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng bao gồm :

a) Dự báo quy mô dân số đô thị, nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng và chiến lược phân bố dân cư của quốc gia cho giai đoạn 05 năm, 10 năm và dài hơn;

b) Tổ chức không gian các cơ sở công nghiệp chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùng theo từng giai đoạn phù hợp với tiềm năng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng;

c) Tổ chức không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên của từng khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý của toàn vùng, dự báo tác động môi trường.

2. Quy hoạch chung đô thị


Đối tượng, giai đoạn và thời gian lập quy hoạch chung xây dựng đô thị

Quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị mới liên tỉnh, đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 5 trở lên, các khu công nghệ cao và khu kinh tế có chức năng đặc biệt.

Quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho giai đoạn ngắn hạn là 05 năm, 10 năm; giai đoạn dài hạn là 20 năm.

khai-niem-ve-quy-hoach-xay-dung-do-thi

Đồ án Quy hoạch chung đô thị thường được làm trên tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000.

Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm:

a) Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong đô thị theo các giai đoạn 05 năm, 10 năm và dự báo hướng phát triển của đô thị đến 20 năm;

b) Đối với quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị, ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn phải xác định những khu vực phải giải tỏa, những khu vực được giữ lại để chỉnh trang, những khu vực phải được bảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng đô thị.

3. Quy hoạch chi tiết


Đối tượng và thời gian lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị

Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập cho các khu chức năng trong đô thị và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu bảo tồn, di sản văn hóa, khu du lịch, nghỉ mát hoặc các khu khác đã được xác định; cải tạo chỉnh trang các khu hiện trạng của đô thị.

khai-niem-ve-quy-hoach-xay-dung-do-thi

Đồ án Quy hoạch chi tiết đô thị thường được làm trên tỷ lệ 1/2000 - 1/500.

Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị

a) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu vực để thiết kế quy hoạch chi tiết;

b) Xác định danh mục các công trình cần đầu tư xây dựng bao gồm: các công trình xây dựng mới, các công trình cần chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo trong khu vực quy hoạch; 

c) Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu về không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị và những yêu cầu khác đối với từng khu vực thiết kế.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Những nguyên tắc vàng thiết kế nội thất chung cư

Nội thất của một căn nhà không chỉ phản ánh sở thích, tính cách của chủ nhân mà còn thể hiện óc thẩm mỹ của người chủ căn nhà đó. Ở những đô thị lớn, cuộc sống hiện đại khiến nhiều người lựa chọn căn hộ chung cư là “tổ ấm” cho mình. Xu hướng sống ở các chung cư tại các khu đô thị mới hiện nay ngày càng phổ biến.

Nhu cầu thiết kế nội thất ngày càng trở nên phổ biến. Nội thất của một căn nhà không chỉ phản ánh sở thích, tính cách của chủ nhân mà còn thể hiện óc thẩm mỹ của người chủ căn nhà đó. Vì thế, trong khâu thiết kế nội thất cũng có những điểm nguyên tắc mà gia chủ căn hộ nên chú ý đến.

nhung-nguyen-tac-vang-thiet-ke-noi-that-chung-cu

Có 5 nguyên tắc vàng để có được không gian căn hộ đẹp về thẩm mỹ, tiện về công năng như sự hài hòa, tạo điểm nhấn, sự cân bằng, tính liên tục và cách trang hoàng.

Sự hài hòa


Trang trí nội thất cho một căn nhà cũng giống như việc tạo ra một tác phẩm nghệ thuật và cần có một ý tưởng thống nhất. Từ phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp cho đến phòng tắm, cầu thang, ban công cần hòa hợp với nhau về màu sắc, phong cách trang trí.

nhung-nguyen-tac-vang-thiet-ke-noi-that-chung-cu

Vì thế, trước khi bắt tay vào bố trí nội thất, ý tưởng chủ đạo là gì cần phải xác định rõ, phong cách trang trí ra sao, màu sắc để tạo nên sự hài hòa cho toàn bộ không gian của ngôi nhà. Điều này đòi hỏi phải có con mắt thẩm mỹ cũng như có óc tưởng tượng tốt để hình dung ngôi nhà sẽ được thiết kế nội thất theo phong cách nào.

Tạo điểm nhấn


Kẻ thù lớn nhất trong thiết kế nội thất chính là sự nhàm chán. Do đó, một căn phòng hay một không gian dù nhỏ cần có một điểm nhấn ấn tượng để thu hút người khác khi bước vào phòng, tăng thêm sự sắc nét cho từng không gian.

nhung-nguyen-tac-vang-thiet-ke-noi-that-chung-cu

Bạn có thể chọn một vị trí dễ nhìn nhất khi bước vào phòng hoặc vị trí thường được sử dụng nhiều để tạo điểm nhấn. Đó có thể là một chiếc ti vi màn hình lớn, một bức tranh theo trường phái trừu tượng treo ở phòng khách. Hoặc một bộ bàn ăn bằng gỗ tạo cảm giác ấm cúng ở phòng ăn hay bộ chăn ga trải giường tinh tế trong phòng ngủ.

Sự cân bằng


Đây cũng là một yếu tố quan trọng khi thiết kế nội thất cho căn phòng. Sự cân bằng của một căn phòng thể hiện ở việc sắp xếp nội thất dựa theo trọng lượng, kích thước và khoảng cách giữa chúng.

Vì thế, trước khi mua đồ nội thất, gia chủ nên hình dung trước căn phòng sẽ được sắp xếp thế nào.

Tính nhịp điệu

nhung-nguyen-tac-vang-thiet-ke-noi-that-chung-cu

Theo nguyên tắc này, chủ nhà phải bài trí, sắp đặt nội thất sao cho có sự biến đổi nhịp nhàng, liên tục, tránh việc thay đổi không gian, màu sắc, hình dáng đột ngột. Ví dụ: Nhịp điệu màu đen – trắng được nhấn nhá từ những mảng tường trong phòng khách đến hệ thống tủ bếp, bàn ăn trong nhà bếp, vài họa tiết trên tranh tường phòng ngủ đến những mảng màu đen – trắng trên gạch lát phòng tắm. Bên cạnh đó, chủ nhà có thể thiết kế những mảng tường nâu ở các khu vực khác nhau để ngôi nhà bớt đơn điệu.

Tỷ lệ


Đây cũng là nguyên tắc trong thiết kế nội thất chung cư không được bỏ qua. Không nên lặp đi lặp lại nhiều lần ý tưởng thiết kế, màu sắc cho tất cả các phòng, điều này khiến căn hộ không có điểm nhấn và nhàm chán

nhung-nguyen-tac-vang-thiet-ke-noi-that-chung-cu

Thay vào đó, với mỗi căn phòng, cần có điểm nhấn riêng hoặc thay đổi một vài chi tiết để tạo nên nét riêng biệt cho từng không gian.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Miêu tả về nhà thép tiền chế

Tất cả các thành phần kết cấu chính và thứ yếu đều được cắt, đột lỗ, khoan lỗ, hàn và tạo thành hình trước trong nhà máy trước khi được chuyển đến công trường. Chất lượng của các thành phần nhà luôn luôn được bảo đảm vì được sản xuất hoàn toàn tại nhà máy theo tiêu chuẩn và được kiểm tra nghiêm ngặt. Tại công trường, các thành phần nhà thép tiền chế tại nhà máy sẽ được liên kết với nhau bằng các bulông.

mieu-ta-ve-nha-thep-tien-che

Nhà thép tiền chế gồm các phần sau:


- Các khung chính (cột kèo) là các cấu kiện tổ hợp.

- Thành phần kết cấu phụ (xà gồ, thanh chống, dầm tường, giằng) hình “Z” và “C”.

- Tấm mái và tấm tường.

Nhà thép tiền chế là nhà thép được làm sẵn theo yêu cầu về kiến trúc và kỹ thuật

Nhà thép tiền chế điển hình gồm 3 thành phần sau:


+ Các khung chính (cột và kèo) là các cấu kiện tổ hợp tiết diện “I”, có bề cao tiết diện không đổi hoặc vát.

+ Thành phần kết cấu thứ yếu (xà gồ, thanh chống đỉnh tường và dầm tường) là các thanh thép nhẹ tạo hình nguội chữ “Z” và chữ “C” hoặc các dầm bụng rỗng

+ Tấm thép tạo hình bằng cán (tấm mái và tường)

mieu-ta-ve-nha-thep-tien-che

Việc tiết kiệm vật liệu tại các vùng ít chịu lực của các cấu kiện khung chính đã giúp Nhà thép tiền chế kinh tế hơn so với nhà thép thường đặc biệt là các nhà thấp tầng với độ rộng dưới 60m và chiều cao mép mái dưới 30m. Hơn nữa, hệ thống Nhà thép tiền chế chỉ sử dụng các mối liên kết đã được thiết kế sẵn và các nguyên vật liệu đã được xác định trước để thiết kế và sản xuất các kết cấu nhà. Vì vậy, nó làm giảm đáng kể thời gian thiết kế nhà xưởng, sản xuất và lắp dựng.

mieu-ta-ve-nha-thep-tien-che

Nhà thép tiền chế có thể được lắp cùng với các phụ kiện kết cấu khác nhau như sàn lửng, dầm cầu trục sàn phẳng trên mái, đường đi trên cao và các phụ kiện khác như mái đua, diềm mái và vách ngăn. Nhà thép chống thấm nước tốt bằng cách sử dụng hệ thống mái mối đứng, các thành phần thoát nước và diềm mái. Đây là một hệ thống nhà cực kỳ linh hoạt, cho phép trang bị bên trong để đáp ứng mọi công năng và trang trí bên ngoài để thỏa mãn thiết kế kiên trúc đẹp. Chính lý do này khiến nhà thép tiền chế là loại nhà lý tưởng để sử dụng làm nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị….

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Chọn màu sắc cho nhà bếp theo phong thủy

Chúng ta thường ít để tâm đến màu sắc của nhà bếp. Dưới đây là 10 lưu ý khi phối màu trong nhà bếp hợp phong thủy.

1. Màu sắc trần nhà, sàn nhà bếp
Trần nhà màu sáng, nền nhà màu tối, khi bạn bước vào bếp sẽ có cảm giác trọng tâm vững vàng.

2. Màu cho nhà bếp theo hướng
Căn bếp hướng về phía Bắc, dùng gam màu ấm áp để tăng nhiệt cho nó; căn bếp hướng về phía Đông, Nam đón được đầy đủ ánh sáng, dùng gam màu lạnh sẽ tạo cảm giác mát mẻ cho căn bếp.

3. Phối màu cho căn bếp quá cao, quá nhỏ
Khéo léo sử dụng màu sắc chủ đạo, có thể điều chỉnh thị giác về chiều cao, chiều rộng và chiều sâu của không gian nhà bếp. Nếu không gian nhà bếp quá cao, xử lý bằng cách dùng gam màu đậm, sẫm, tạo cảm giác kéo chiều cao căn bếp xuống.

Dùng gam màu đậm, sẫm, tạo cảm giác kéo chiều cao căn bếp xuống.

Với căn bếp quá nhỏ, có thể dùng gam màu sáng sủa, nhạt, trông căn bếp sẽ rộng rãi, thoáng đãng hơn. Với căn bếp đón được nhiều ánh sáng, dùng gam màu lạnh làm màu chủ đạo, để giảm bớt cảm giác nóng bức vào mùa hè.

4. Màu sắc nhà bếp và cảm giác ngon miệng
Màu sắc quyết định tâm trạng không gian sống và ảnh hưởng khá nhiều đến những người sống trong nhà, dù không chắc rằng bạn có thể nhận ra được điều đó. Khi tâm trạng bạn không được tốt, rất nhiều loại màu sắc có thể tác động đến tâm trạng của bạn, khiến bạn cảm thấy ăn uống không ngon miệng.
Chọn màu sắc cho nhà bếp theo phong thủy
Màu sắc phòng bếp tác động đến tâm trạng của bạn
Phong thủy cho rằng, tốt nhất nên dùng màu trắng làm gam màu chủ đạo trong nhà bếp, dù tâm trạng thế nào cũng không hề ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, vì màu trắng là màu sạch nhất, thuần khiết nhất.

5. Mối quan hệ giữa ngũ hành và màu sắc nhà bếp
Trong ngũ hành, màu tím thuộc hành Hỏa, có tác dụng trợ giúp, làm vượng cho người thuộc hành Thổ (sinh ra vào tháng 3, 6, 9 Âm lịch), vì thế người mạng Thổ ở trong môi trường dùng màu tím làm màu cơ bản, sẽ giúp họ có thêm sự đổi mới cách tân, tạo không gian phát triển rộng mở. Trong nhà bếp, dùng những dụng cụ nhà bếp màu tím, giúp con người trở nên sôi nổi, tự tin.

- Phối màu nhà bếp theo phong thủy ngũ hành thuộc Thủy: lam, đen, xám
- Phối màu nhà bếp theo phong thủy ngũ hành thuộc Hỏa: phấn hồng, cam, đỏ
- Phối màu nhà bếp theo phong thủy ngũ hành thuộc Kim: trắng, vàng kim, bạc
- Phối màu nhà bếp theo phong thủy ngũ hành thuộc Mộc: xanh lục
- Phối màu nhà bếp theo phong thủy ngũ hành thuộc Thổ: vàng, nâu, cà phê

Màu đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết, sự hăng hái và phú quý cát tường. Nhưng, màu đỏ lại dễ gây kích động tâm lý, dễ cáu gắt, hấp tấp, cho nên, khi trang trí bố trí nhà bếp, có thể kết hợp với mặt bàn màu kem hoặc tường màu kem, gam màu trắng sẽ làm dịu vẻ rực lửa của màu đỏ.

Màu vàng, nhạt và ấm áp hơn màu cam.
Chọn màu sắc cho nhà bếp theo phong thủy 2
Phòng bếp màu vàng mang lại cảm giác ấm áp
Màu cam cũng giống như màu đỏ, đều thuộc gam màu tạo nên cảm xúc mãnh liệt, tượng trưng cho niềm vui thích và phú quý hoa mỹ. Nhưng, màu cam còn có thể gây cảm giác chói mắt, có thể kết hợp với màu nhạt như màu trắng.

Màu xanh lục tượng trưng cho niềm hy vọng, mùa xuân, thiên nhiên và sự an toàn. Màu xanh lục giúp tinh thần phấn chấn, tạo không gian cảnh đẹp ý vui, nấu nướng trong một không gian như vậy lòng bạn sẽ luôn cảm thấy nhẹ nhõm, thong thả. Nhà bếp màu xanh lục cần phải kết hợp với ánh sáng tự nhiên, nếu ánh sáng không đủ, căn bếp màu xanh lục sẽ tạo cảm giác ức chế.
Chọn màu sắc cho nhà bếp theo phong thủy 2
Phòng bếp màu xanh tượng trưng cho niềm hy vọng
Màu tím còn tượng trưng cho sự cao quý.

Nguồn: Pchouse

Phong thủy phòng ngủ và những điều cấm kỵ

Phong thủy phòng ngủ và những điều cấm kỵ là điều được nhiều người quan tâm bởi phòng ngủ chính là nơi gia chủ nghỉ ngơi và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sức khỏe, may mắn, hạnh phúc gia đình.


Những đồ vật không nên đặt vào phòng ngủ

1. Dao, kiếm
Nhiều người có sở thích sưu tầm dao, kiếm và coi đó là một thú vui của cuộc sống, thậm chí để thỏa ý thích họ còn bày chúng trong phòng ngủ để “tiện ngắm”. Tuy nhiên, theo phong thủy đó là những thứ đại kỵ trong phòng ngủ vì sát khí rất nặng, dễ gặp áp lực công việc, đau đầu, bất an, thậm chí bị thương... vì vô ý đụng vào.

2. Di ảnh người quá cố
Không nên đặt di ảnh người đã mất trong phòng ngủ vì dễ khiến cho gia chủ mộng mị, bóng đè, không tốt cho sức khỏe và giấc ngủ. Nên đặt di ảnh ở phòng khách, ban thờ hay một nơi yên tĩnh, sạch sẽ để tiện thờ phụng, cúng bái.

3. Di vật, cổ vật
Chúng ta biết rằng, di vật hay cổ vật là những đồ vật quý báu và có giá trị. Do vậy, ai cũng muốn trưng bày, cất giữ ở chốn riêng tư. Lúc này, phòng ngủ dường như là một lựa chọn thích hợp nhưng thực tế, điều đó khiến tâm trí gia chủ bất an, hay mơ kỳ quái và mất tinh thần làm việc...
Tượng Phật, thần

Với góc độ tín ngưỡng và sự tôn kính lễ giáo thì đặt tượng thần, Phật trong phòng ngủ là điều đại kỵ. Còn trong phong thủy thì đó lại là cách “cất giấu” tài lộc, may mắn, khiến công danh sự nghiệp của bạn luôn chỉ ở mức trung bình.

4. Bể cá
Thông thường bể cá chỉ nên đặt ở phòng khách. Việc đặt bể cá, bồn rửa mặt, treo tranh vẽ hồ nước, sông, suối, biển... trong phòng ngủ dễ gây hiểu lầm, bất hòa, ngủ không yên giấc...

Phong thủy phòng ngủ để có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái, làm việc hiệu quả

Phong thủy phòng ngủ và những điều cấm kỵ
Phong thủy phòng ngủ giúp gia chủ có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái
1. Người ta sẽ có cảm giác như nằm trước các hang động nếu phòng ngủ nằm ngay bên cạnh hoặc đối diện với cửa ra vào. Bởi vậy phòng ngủ lý tưởng nên đặt xa cửa đi ra đi vào.

2. Ngay khi bước vào phòng ngủ, người ta thường chú ý ngay đến nơi mở cửa các cửa sổ theo hướng di chuyển từ cửa ra vào đến bất cứ cửa sổ nào trong phòng ngủ. Bởi vậy, cần tránh đặt giường ngủ giữa mạch đường di chuyển.

3. Hãy định vị giường ngủ của bạn để nhìn thấy mọi thứ diễn ra tại cửa phòng từ nơi bạn ngủ. Điều này sẽ mang lại cho bạn cảm giác an toàn và không phải lo lắng vì tất cả bạn đều có thể kiểm soát bằng tầm nhìn của mình.

4. Tốt nhất nên đặt giường ngủ càng xa cửa càng tốt để tránh bị tác động và phân tâm.

5. Khi ngủ tránh đặt đầu gần cửa sổ bởi vì khí lực của bạn sẽ bị phân tán, tiêu hao và nó sẽ làm cho bạn có cảm giác mệt mỏi khi tỉnh dậy.

6. Nếu trong phòng ngủ của bạn có đầy đủ phòng tắm và công trình vệ sinh thì luôn đảm bảo cửa toa lét phải đóng cửa trong khi bạn đang ngủ để tránh khí uế từ phòng vệ sinh.

7. Để giúp bạn bảo vệ được khí lực thì khi nhận và nạp nó trong lúc ngủ thì thành đầu giường phải cao, chắc chắn tạo một cảm giác thật thoải mái và không bị hụt hẫng. Sinh khí vào và thoát ra khỏi cơ thể qua bàn chân, bàn tay và thóp đầu. Nếu có một điểm tựa vững chắc sau đầu trong khi bạn đang ngủ sẽ đem lại nhiều điều có lợi cho tinh thần hơn là một bức tường trống, lạnh lẽo.

8. Nếu bạn ngủ cùng với một người khác, lưu ý đến vị trí giường của bạn có liên quan đến bức tường mà nó tiếp xúc. Liệu nó đã cân bằng nhau về khoảng cách chưa? Điều này rất quan trọng cho mối quan hệ của hai người vì nó tạo ra sự gần gũi cho từng người khi chia sẻ tình cảm trên chiếc giường. Nếu giường được kê cân bằng trong góc phòng thì sẽ đem lại nhiều sinh khí và sự thoải mái. Trái lại nếu không tuân theo nó sẽ khiến bạn như đang phải đối diện với bức tường chứ không phải là một không gian riêng tư của mình.

9. Để ý đến những chiếc thành giường. Tốt nhất nên chọn các loại giường thành có cạnh tròn, tránh vuông góc để đảm bảo an toàn và không ngăn cản khí lực đang tập trung hướng về những người cư ngụ trong phòng. Nếu là giường dành cho vợ chồng thì càng phải đảm bảo điều này vì nó sẽ tạo ra trạng thái ổn định và củng cố mối quan hệ cho hai người.

10. Giường ngủ mà kê dưới xà, rầm trên trần nhà theo phong thủy là một điều cực kỳ xấu. Bạn sẽ bị cản trở nguồn sinh khí và nó tựa như một vật mang đến cảm giác nặng nề giáng xuống bạn. Nó cũng sẽ gây áp lực trực tiếp cho bạn trong khi ngủ. Để hóa giải bạn có thể sơn các xà, rầm, treo rèm trên đó hoặc treo các ống tre dài khoảng từ 7 đến 9 cm dưới các xà rầm để giảm nhẹ sức nặng.

11. Trong phòng riêng của hai vợ chồng thì giường của bạn phải đảm bảo độ chắc chắn và an toàn vì điều đó tượng trưng cho một mối quan hệ bền vững. Một chiếc giường yếu ớt sẽ báo hiệu sự lỏng lẻo và nhạt nhẽo trong đời sống vợ chồng.

12. Phòng ngủ là nơi chứa nhiều âm khí nên khi bố trí ánh sáng bạn cần chọn phải hòa hợp với điều này. Ánh sáng cho phòng ngủ thường lý tưởng nhất là các ánh sáng nhẹ, dịu. Tránh để đèn trần dọi trực tiếp trên giường của bạn.

13. Màu sắc cho phòng ngủ tốt nhất là các màu nhạt nhẹ. Bạn nên chọn các màu hồng nhạt, trắng, kem, xanh nhẹ để không gây một cảm giác bị ức chế khi ở trong căn phòng.

14. Tránh để gương trong phòng ngủ vì bạn luôn có cảm giác có một bản sao nữa đang có mặt trong phòng mình. Tuyệt đối càng không được để gương phía dưới chân giường của bạn.

15. Trang trí một vài đồ đẹp ở một vài nơi trong phòng mà mỗi sáng thức dậy bạn có thể nhìn thấy nó đầu tiên. Điều này sẽ truyền cho bạn cảm hứng với một ngày mới.

16. Chú ý đến phía dưới gầm giường của bạn. Nên giữ không gian ở đó luôn được sạch sẽ và hãy vứt bỏ bất cứ thứ gì không cần thiết nếu có ở đó.
Hạ Vy ( Tổng hợp )

8 phương vị phong thủy trong phòng khách

Phong thủy phòng khách có vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi gia đình, hiểu biết về phong thủy sẽ giúp gia chủ có một phòng khách đẹp, hài hòa và đặc biệt hơn phong thủy phòng khách còn có thể gia tăng vận khí cho gia chủ, giúp gia chủ có nhiều tài lộc, gia đình hạnh phúc.


8 phương vị trong phòng khách là:

Chính Đông, Chính Tây, Chính Nam, Chính Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam và Tây Nam. Trong đó, mỗi phương vị sẽ tượng trưng cho các vận thế khác nhau của gia đình. Vì thế, nếu bố trí hợp lý 8 phương vị này sẽ giúp nâng cao vận thế.
8 phương vị phong thủy trong phòng khách
Phong thuy phòng khách giúp gia chủ tăng vận khí
1. Hướng Chính Đông: Tượng trưng cho sức khỏe, Ngũ hành thuộc Mộc. Vì thế đặt chậu thực vật lá xanh tươi tốt ỏ phương vị này sẽ có lợi cho sức khỏe ngưòi sống trong nhà.

2. Hướng Chính Tây: Tượng trưng cho vận con cháu, Ngũ hành thuộc Kim. Vì thế, nên đặt những vật trang trí như tivi, máy nghe nhạc, vật phẩm thuộc hành Kim ỏ phương vị này.

3. Hướng Chính Nam: Tượng trưng cho thanh danh, Ngũ hành thuộc Hỏa. Vì thế, đặt những vật trang trí có màu đỏ ở phương vị này sẽ mang lại thanh danh và quyền uy cho gia đình. Phương vị này thích hợp để treo tranh phượng hoàng, tranh hạc lửa hoặc tranh mặt trời mọc.

4. Hướng Chính Bắc: Tượng trưng cho sự nghiệp, Ngũ hành thuộc Thủy. Vì thế đặt vật trang trí thuộc hành Thủy có màu xanh dương hoặc màu đen như bể cá, tranh sơn thủy phương vị này sẽ giúp gia chủ có bước phát triển lớn trong sự nghiệp.

5. Hướng Đông Bắc: Tượng trưng cho vận Văn xương, Ngũ hành thuộc Thổ. Vì thế nên đặt bình hoa bằng gốm sứ màu nâu đất hoặc màu vàng ở phương vị này, như thế sẽ có lợi cho sự nghiệp, học vân

6. Hướng Tây Bắc: Tượng trưng cho vận quý nhân, Ngũ hành thuộc Kim. Vì thế nên đặt những vật trang trí hoặc đèn bàn thuộc hành Kim có màu trắng hoặc màu bạc ở phương vị này.

7. Hướng Đông Nam: Tượng trưng cho tài vận, Ngũ hành thuộc Mộc. Vì thế nên đặt vật trang trí thuộc hành Mộc có màu xanh như loài thực vật màu xanh lá tròn phương vị này, như vậy sẽ giúp tài vận của gia chủ thăng tiến.

8. Hướng Tây Nam: Tượng trưng cho vận đào hoa, Ngũ hành thuộc Thổ. Vì thế nên đặt những vật phong thủy thuộc hành Thổ ở phương vị này. Ngoài ra, đặt đèn bàn hoặc thạch anh tự nhiên sẽ có tác dụng tăng cường tình cảm vơ chồng.

Sưu tầm

Kết cấu thép là gì?

Kết cấu thép là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi thép. Đây là loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong các công trình xây dựng có quy mô lớn (Nhà thép tiền chế) bởi những đặc tính hữu ích của thép.

ket-cau-thep-la-gi

Ưu và nhược điểm của kết cấu thép


A. Ưu điểm của kết cấu thép


- Tính cơ động trong vận chuyển, lắp ráp.

- Tính công nghiệp hóa cao.

- Tính kín, không thấm nước

- Có khả năng chịu lực lớn và độ tin cậy cao.

- Trọng lượng nhẹ

ket-cau-thep-la-gi


B. Khuyết điểm của kết cấu thép


- Chịu lửa kém

- Giá thành khá cao so với một số vật liệu thô khác như gỗ, sắt…

- Có thể bị xâm thực bởi tác động của môi trường, nhiệt độ… Do vậy, những công trình xây dựng có sử dụng kết cấu thép thường được bao phủ bởi lớp sơn bảo vệ, chống gỉ thép

ket-cau-thep-la-gi

Phạm vi ứng dụng: của kết cấu thép


Thích hợp cho các công trình lớn, đòi hỏi độ bền cao như:

- Thiết kế nhà xưởng công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp: khung nhà công nghiệp là toàn bộ bằng thép khi nhà cao, cần trục nặng, hoặc có thể là hỗn hợp cột bê tông cốt thép, dàn, và dầm thép.

- Khung nhà nhiều tầng: đặc biệt là các loại nhà kiểu tháp ở thành phố . Nhà trên 15 tầng thì dùng kết cấu thép có lợi hơn bê tông cốt thép.

- Cầu đường bộ, đường sắt: làm bằng thép khi nhịp vừa, nhịp lớn, khi cần thi công nhanh. Cầu treo bằng thép có thể vượt nhịp trên 1000m.

ket-cau-thep-la-gi

- Kết cấu tháp cao: cột điện, ăng ten: như các loại cột điện, cột ăng ten vô tuyến, hoặc một số loại kết cấu đặc biệt như kết cấu tháp khoan dầu.

- Nhà nhịp lớn: là những loại nhà do yêu cầu sử dụng phải có nhịp khá lớn từ 30 - 40m như nhà biểu diễn, nhà thi đấu thể dục thể thao, nhà triển lãm, nhà chứa máy bay…dùng kết cấu thép là hợp lý nhất. Có những trường hợp nhịp đặc biệt lớn trên 100m thì kết cấu thép là duy nhất áp dụng được.

- Kết cấu bản: như các loại bể chứa dầu chứa khí các thiết bị lò cao của nhà máy hóa chất, nhà máy hóa dầu.- Đối với nhiều nước trên thế giới, thép là vật liệu quý và hiếm vì thép cần dùng cho mọi ngành của nền kinh tế quốc dân.

4 mẫu bàn độc đáo đáp ứng không gian hẹp

Cuộc sống hiện đại ngày càng đòi hỏi các vật dụng tiện ích. Đặc biệt, với những căn nhà có diện tích hạn chế thì điều này lại càng cần thiết. Những chiếc bàn được giới thiệu dưới đây cực kì đa năng và đặc biệt phù hợp với không gian sống nhỏ.
Bàn được làm từ ván ép với các đặc tính nhẹ, chịu lực tốt, nhiều màu sắc có bề mặt bóng, chịu lực tốt có giá từ $199 tới $799 đô la (khoảng 4 triệu đồng đến 18 triệu đồng).
Bạn có thể tìm hiểu thêm các tư vấn cho căn hộ chung cư của mình tại Tư vấn thiết kế chung cư của chúng tôi.
Bàn có rãnh đựng tạp chí
Mẫu bàn nước này được thiết kế hình chữ S, có rãnh nhỏ ở bên hông, phù hợp để lưu trữ các loại sách báo, tạp chí.

Chiếc bàn Offi MAG này có kích thước khá nhỏ gọn (63 x 35 x 40cm) với 3 màu. Trong đó, chiếc bàn màu đen đặc biệt phù hợp với trẻ em vì nó có một chiếc ghế nhỏ đi kèm. Hơn nữa, nó còn cho phép trẻ tha hồ dùng phấn vẽ lên mặt bàn để thể hiện sự sáng tạo của mình.
Bàn có khay đựng đồ
Phần mặt bàn rộng, phù hợp với mọi không gian và còn được những người làm việc bằng laptop đặc biệt ưa thích vì nó có thể đặt ở bất cứ đâu, kể cả trong phòng ngủ. Bàn còn rãnh để sách vở, phụ kiện. Ngoài ra còn có một chiếc khay nhỏ để đựng đồ ăn sáng.  Do vậy, ngoài chức năng làm bàn làm việc, nó còn rất lý tưởng cho những người muốn thưởng thức bữa sáng trên giường. Chiếc bàn có kích thước: 75 x 38 x 20cm (dài - rộng - cao).
4 mẫu bàn độc đáo đáp ứng không gian hẹp
Bàn cà phê Scando
Mầu bàn này tương tự như mẫu bàn làm việc có rãnh để đồ nhưng có kích thước lớn hơn và thấp hơn (105 x 70 x 28cm).  Với chiều cao 28cm, trẻ có thể thoải mái leo trèo, chạy chơi mà bạn không phải lo lắng quá nhiều.
4 mẫu bàn độc đáo đáp ứng không gian hẹp
Bàn vừa đủ để đáp ứng nhu cầu một chiếc bàn nước nhỏ trong các phòng khách chật.
Bàn nước đôi đa năng
Không giống như những mẫu bàn trên, chiếc bàn này thay vì có rãnh để đồ mà có 2 mảnh riêng biệt. 2 mảnh này vừa có thể sử dụng riêng biệt như một chiếc bàn độc lập nhưng vừa có thể kết hợp với nhau thành một bàn kiêm khay lưu trữ hoàn hảo để cất trữ sách vở, đĩa CD... nhờ những khe cài ở phần thân bàn. Kích thước của mẫu bàn này là 850 x 35 x 37,5cm (dài - rộng - cao).
4 mẫu bàn độc đáo đáp ứng không gian hẹp
Chúc bạn chọn được cho mình mẫu bàn phù hợp.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

12 điều kiêng kỵ nên biết về phong thủy phòng bếp

12 điều kiêng kỵ ở nhà bếp để bạn có một không gian bếp với kiến trúc hài hòa phong thủy.

1. Kiêng bếp nấu đặt ngược hướng nhà
Bếp đặt ngược hướng nhà là bếp ngoảnh lưng về hướng cửa nhà, ví dụ nhà tọa nam hướng về bắc mà bếp lại tọa bắc hướng về nam, như vậy không lành.

2. Kiêng đường từ cửa đâm thẳng vào bếp
12 điều kiêng kỵ nên biết về phong thủy phòng bếp
Kiêng đường từ cửa đâm thẳng vào bếp
Theo quan niệm truyền thống ở trung quốc thì bếp nấu là chỗ nấu nướng nuôi sống cả nhà vì vậy không nên đặt quá lộ liễu, đặc biệt là không nên để cửa nhìn thẳng vào bếp nấu vì như vậy nó sẽ dẫn khí từ ngoài xông thẳng vào không lợi, sẽ mất mát, như cổ nhân dạy: “Cửa nhà thẳng vào bếp, gia súc sẽ dễ mất”

3. Kiêng cửa chính nhìn thẳng vào bếp

Bếp nấu không nên để lộ, ở ngoài cửa chính nhà ở nhìn thấy bếp, đương nhiên là không lành, còn đứng ngoài cửa bếp có thể nhìn thấy bếp cũng không lành.

4. Kiêng nhà bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh
Bếp nấu là nơi nấu đồ ăn thức uống cho cả nhà, vì vậy cần phải giữ vệ sinh, nếu không thì bệnh tật sẽ vào người qua đường ăn uống, làm hại đến sức khỏe. Nhà vệ sinh có rất nhiều thứ bẩn và vi trùng vì vậy bếp nấu không nên đặt gần nhà vệ sinh. Đặc biệt cửa bếp không đặt đối diện với nhà vệ sinh.

5. Kiêng nhà bếp đối diện với cửa phòng ngủ
Bếp là nơi nấu nướng, thậm trí còn nóng bức, không nên đặt đối diện với phòng ngủ, Như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe người ở trong phòng, dễ sinh bệnh.

6. Kiêng bếp sát giường ngủ

Bếp lửa nóng, khi đun nấu khói dầu mỡ cũng không có lợi cho sức khỏe, vì vậy bếp nấu thẳng hướng với cửa phòng không tốt và bếp đặt sát phòng ngủ đặc biệt là với giường ngủ cũng không tốt.
12 điều kiêng kỵ nên biết về phong thủy phòng bếp 1
Căn bếp đẹp theo phong thủy
7. Kiêng để sau bếp là khoảng không
Bếp nên tựa vào tường, sau bếp không nên là khoảng không (không có tường kín). Nếu như phía sau bếp là cửa chính cho ánh sáng chiếu qua cũng không tốt, vì rằng như vậy sẽ giống như sách cổ đã nói: “Cửa bếp nấu kiêng cho ánh sáng chiếu vào”. Sau lưng bếp nấu là tường dựa vững chắc, chậu rửa có thể để ô thoáng bằng kính.

8. Đặt bếp trên rãnh mương nước
Bếp thuộc hỏa, hỏa vốn kỵ nước, nước và lửa không dung hòa, vì vậy lửa không nên để gần nước quá. Nếu như bếp đặt trên đường nước là không thích hợp.

9. Kiêng có xà ngang đè lên trên
Phong thủy học có câu: “Xà ngang đè lên trên” bất lợi. Giường ngủ hoặc ghế ngồi phía trên có xà ngang là không tốt, xà ngang đè lên trên bếp cũng không tốt. không tránh được người nhà bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt có hại cho sức khỏe vợ chồng, “dưới xà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao”

10. Kiêng mặt trời chiếu xiên khoai
Theo phong thủy học thì nhà bếp hướng tây, đặc biệt là bếp là nơi đun nấu nếu bị mặt trời chiếu xiên từ hướng chính tây vào là rất không tốt, cho rằng như thế rất ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong nhà, cho nên cần phải tránh.

11. Kiêng để góc nhọn chiếu thẳng vào bếp
Phong thủy học cho rằng góc nhọn sắc, dễ gây thương tổn, vì vậy rất kiêng có góc nhọn chiếu thẳng vào bếp! Bếp nấu là nơi nấu ăn nuôi sống cả nhà, nếu như bị góc nhọn chiếu thẳng vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trong nhà.

12. Kiêng nước lửa đụng nhau
Bếp thuộc hỏa, còn chậu rửa bát thì chứa nước (thủy), vì vậy hỏa và thủy không nên để quá gần nhau; đặc biệt là bếp kẹt giữa 2 bên là nước, ví dụ đặt bếp giữa 1 bên là máy giặt, 1 bên là chậu rửa.

(KTS Vũ Quang Định – Công ty CP Aspace)

5 lưu ý trang trí phòng khách hợp phong thủy

Phòng khách là nơi tiếp khách có một vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự giàu có cũng như hạnh phúc của gia đình.


1. Vị trí phòng khách
Phòng khách nên được đặt ở nơi có ít nhất hai bức tường bao quanh, tránh sử dụng căn phòng nằm sâu trong nhà. Một phòng khách hợp phong thủy sẽ giúp nguồn năng lượng sống, năng lượng tài năng đi vào nhà mà không bị ngăn trở hoặc dần tiêu tan vì phải đi qua các phòng khác trước khi đến nơi.

Vị trí này còn đảm bảo các nguồn năng lượng trên luôn được tươi mới, mạnh mẽ, giúp cho phòng khách tràn đầy sinh khí.
5 lưu ý trang trí phòng khách hợp phong thủy
Phòng khách phải có đủ ánh sáng, đồ nội thất được kê gọn gàng
2. Diện tích và nội thất
Trước khi xây nhà hoặc mua nhà mới, gia chủ nên chú ý đến diện tích của phòng khách. Một căn phòng rộng rãi, thoáng mát phù hợp làm nơi tụ họp cho gia đình và khách mời. Khi đó, các nguồn năng lượng bổ trợ sẽ có cơ hội đi vào phòng và lan tỏa ra không gian xung quanh.

Hãy bày trí đồ đạc tránh bị rối mắt, không kê quá nhiều đồ làm không gian căn phòng bị chật chội. Tránh kê đồ đạc vướng lối đi khiến nguồn năng lượng tốt bị trì trệ. Nên đặt bộ bàn ghế tựa lưng vào tường, không nên đặt ở giữa phòng để tránh những cảm giác thiếu an toàn ở khoảng trống sau lưng. Ngoài ra, bạn có thể lắp đặt một quả cầu pha lê trên trần nhà phòng khách để vô hiệu hóa những năng lượng tiêu cực.
5 lưu ý trang trí phòng khách hợp phong thủy 1
Diện tích và nội thất của phòng khách hợp phong thủy
Bạn nên chọn màu sắc đồ đạc trang nhã, hài hòa với sơn tường và thảm. Có thể đặt những bình hoa tươi hay phấn thơm để căn phòng thêm tươi sắc và thơm mát. Riêng với đồ điện tử như tivi, máy tính (chứa năng lượng dương tốt) thì hãy đặt chúng ở vị trí bạn muốn bổ trợ, như hướng bắc (hỗ trợ sự nghiệp), hướng nam (công danh và sự công nhận).

3. Bày trí nội thất theo la bàn phong thủy
Với hướng bắc (đại diện cho năng lượng thủy), gia chủ có thể treo tranh thác nước, suối nguồn hoặc hình ảnh con thuyền hướng về phía người xem. Bạn có thể đặt một bình thủy sinh hoặc chậu cá cảnh bên trong nuôi 8 chú cá vàng và một cá đen, đặt một hòn non bộ nhỏ có dòng nước chảy về hướng căn phòng. Sử dụng sắc lam và đen chủ đạo trong đồ đạc tại hướng này cũng là lựa chọn phù hợp.

Đối với hướng nam (năng lượng hỏa), bạn nên đặt những cây nến lớn, đẹp mắt; sử dụng đồ đạc bằng gỗ và có màu sắc như đỏ, hồng, da cảm và lục. Với hướng đông và đông nam (năng lượng mộc, thổ), gia chủ nên treo những bức tranh có khung gỗ, kê giá sách bằng gỗ, sử dụng màu lục và nâu là chính.

Ở hướng tây và tây bắc (năng lượng kim), gia chủ nên sử dụng tất cả đồ đạc bằng kim loại như khung tranh, đế nến và sử dụng các màu sắc chủ đạo như màu đồng, lam, vàng, xám. Đối với hướng đông bắc và tây nam (năng lượng thổ), gia chủ nên đặt những loại đá quý, khoáng sản, đồ gốm sứ hoặc thủy tinh, pha lê và sử dụng các tông màu như màu đất sét, nâu vàng, đỏ.

4. Sử dụng các biểu tượng bổ trợ sự thịnh vượng
Để gia tăng thịnh vượng, giàu có cho gia đình, trên bàn khách, gia chủ có thể đặt những vật như tiền xu mạ vàng hay thỏi vàng, đặt tượng Phật ở nơi trang trọng, tránh đặt dưới sàn nhà hoặc bên trái phòng. Ở phía đông của phòng nên đặt đồng xu cùng một dải ruy băng màu đỏ hoặc bức tượng một con rùa đầu rồng ngậm tiền xu, hướng nhìn vào phòng ở phía đông nam.

Ngoài ra, có thể treo bức tranh hình con rồng ở phía đông hay đặt một tượng voi cũng sẽ mang đến may mắn và tài lộc cho gia đình. Ở hai bên cửa ra vào phòng khách, hãy đặt hai bức tượng khuyển canh giữ nhà.

5. Thiết kế ánh sáng phù hợp
Hệ thống đèn điện, ánh sáng tự nhiên và cách sử dụng ánh sáng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn năng lượng tốt cho phòng khách. Gia chủ nên bố trí phong phú các nguồn sáng như đèn bàn, đèn trần, đèn ốp tường và cửa sổ hợp lý để hứng ánh sáng và không khí tự nhiên. Cần lưu ý, tránh thiết kế hai hay nhiều cửa sổ trong phòng khách cùng một lúc để các nguồn năng lượng không bị tiêu hao hoặc gây nên tình trạng quá nhiều nguồn năng lượng ồ ạt, xung khắc nhau.

Nguyên tắc phòng khách hợp phong thủy quan trọng là hướng, cách bày trí đồ nội thất hợp lý và trên hết là tạo tâm lý thoải mái cho đại gia đình. Chỉ như vậy, không gian trong phòng khách mới thực sự là nơi gặp gỡ vui vẻ và đầy ắp tiếng cười của gia đình, bạn bè và người thân.

Đăng Linh

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Kinh nghiệm trong quá trình thiết kế nội thất nhà hàng

Nội thất nhà hàng tôn lên vẻ đẹp và mang lại hơi thở riêng cho nhà hàng đó. Vì vậy cách bài trí và thiết kế không gian sao cho hợp lý là yếu tố quan trọng, đóng góp không nhỏ tạo nên sự thành công trong kinh doanh của nhà hàng. Cùng tham khảo những kinh nghiệm nho nhỏ trong quá trình thiết kế nội thất nhà hàng nhé.

kinh-nghiem-trong-qua-trinh-thiet-ke-noi-that-nha-hang

Thông thường thì 40-60% diện tích của nhà hàng dành cho không gian ẩm thực, khu vực bếp và phụ cận là 30% còn những diện tích còn lại thuộc về kho và văn phòng.

Khu vực ăn uống


Đối với việc kinh doanh nhà hàng thì đây chính là nơi mang tới cho bạn nguồn thu chính, do đó bạn nên lưu ý không nên cắt giảm diện tích khi thiết kế cho khu phòng ăn. Để có 1 khu ăn uống phù hợp bạn nên học hỏi và chú ý những điểm sau:

1. Ghé qua các nhà hàng khác nhau và tham khảo mẫu thiết kế của họ

kinh-nghiem-trong-qua-trinh-thiet-ke-noi-that-nha-hang

2. Chú ý đến các thực khách, xem họ có những phản ứng tích cực với các phong cách thiết kế nội thất nhà hàng nào. Không gian phòng ăn có thực sự thoải mái không và khi ăn khách hàng có phải di chuểyn chỗ ngồi không? Bạn nên ghi lại những điểm tốt xấu của nhà hàng đó để lựa chọn 1 phong cách và cách bố trí hợp lý cho nhà hàng của mình.

3. Đối với kiểu nhà hàng ăn tối nhỏ và bình dân, để đảm bảo sự thư giãn và thoải mái cho thực khách ngồi cũng như đi lại bạn cần khoảng 1,4 m2 – 1,8 m2.

Khu vực chế biến đồ ăn uống


Khu vực chế biến thức ăn của nhà hàng phần lớn không được thiết kế một cách hiệu quả và ảnh hưởng nhiều tới không gian bếp cũng như ảnh hưởng tới chất lượng của dịch vụ.

Để quyết định không gian cho khu nấu ăn tốt hơn, bạn nên xem thành phần từng món ăn trong menu như thế nào

kinh-nghiem-trong-qua-trinh-thiet-ke-noi-that-nha-hang

Tính toán cả phần diện tích dành cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị các đồ ăn, nấu nướng, rửa bát, trang thiết bị của nhân viên và một khu văn phòng nhỏ nhỏ để tiện cho việc quản lý hàng ngày đối với nhà hàng của bạn.

Khu vực cung cấp thực phẩm được bố trí sai cho gần vị trí của các đầu bếp.

Bạn cũng cần chú ý, dành không gian dành cho 2 hay nhiều hơn 2 đầu bếp làm việc trong khi nhà hàng đông khách.

Chắc hẳn với những kinh nghiệm khi thiết kế nội thất cho nhà hàng sẽ giúp ích phần nào cho bạn đọc, đặc biệt là những bạn đang có ý định kinh doanh lĩnh vực nhà hàng – khách sạn.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Những điều nên tránh trong phong thủy văn phòng, công ty

Tránh sử dụng những vật khí phong thủy một cách tùy tiện

Chỉ có một sự thay đổi lớn nếu dưới lớp nền Văn phòng tầng 1 của công ty xây dựng trước khi lát gạch được trải một lớp đá Thạch Anh vụn mà thôi. Khi đó nếu bước vào Văn phòng sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng bởi Dương khí cao, khí Âm được lọc bớt nên làm cho tinh thần sáng suốt, mọi công việc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Các bạn có thể tự kiểm nghiệm lại điều này nhưng muốn đạt kết quả cao thì số lượng đá Thạch Anh vụn tối thiểu cũng phải 100kg/50m2 và phải được ngâm nước muối loãng để tẩy tạp chất trước khi sử dụng.

Tránh trồng cây cảnh tùy theo sở thích của cá nhân

Khi tư vấn kiến trúc một văn phòng có nhiều người sẽ làm cho không khí trong phòng trở nên ngột ngạt, cản trở luồng khí tốt lành lưu thông trong phòng. Do vậy cần phải trồng nhiều loại cây xanh để cải thiện môi trường và tạo không gian đẹp, thoáng đãng. Điều đó sẽ hoàn toàn đúng nếu bạn trồng những loại cây lá rộng trong chậu để đem lại may mắn cho việc làm ăn của công ty và cải thiện mối quan hệ giữa mọi người.

tranh-su-dung-nhung-vat-khi-phong-thuy-van-phong-cong-ty
Các bạn nên mua nhiều chậu cây THIẾT MỘC LAN, nếu phía dưới gốc nên rải thêm ít đá thạch anh vụn sẽ có tác dụng rất lớn trong việc hút khí Âm và trừ Tà. Quý vị có thể dùng thêm cây LỘC VỪNG là loại cây cũng có tác dụng cải tạo Âm khí và trừ Tà rất tốt chứ không chỉ là mang lại Tài Lộc như nhiều người thường nghĩ.

Tránh giữ những đồ vật sứt mẻ, han gỉ

Không nên để lại những sản phẩm bằng kim loại đã bị han gỉ bởi theo quan niệm, nếu để đồ vật sứt mẻ hoặc han gỉ không chỉ làm thất thoát, rò rỉ tiền bạc mà còn cản trở sự giàu có và vươn lên của Công ty. Văn phòng làm việc hiện đại có rất nhiều các thiết bị điện tử như điều hòa, máy tính, máy in, máy phôtô… Mỗi Công ty cần có những nhân viên kỹ thuật hoặc những người chuyên kiểm tra những thiết bị đó để có hướng sửa chữa kịp thời khi máy móc bị hư hỏng. Không nên để máy móc, thiết bị trong Công ty hư hỏng lâu ngày, điều đó sẽ rất dễ gây xung đột về Tài chính trong Công ty.

Tránh đặt bàn của người Lãnh đạo Công ty không đúng vị trí

Đã có rất nhiều người quan niệm nếu là Lãnh đạo của công ty cần phải có một nơi làm việc ở vị trí trang trọng nhất. Điều này rất đúng, tuy nhiên người Lãnh đạo cũng chính là người nắm giữ “Vận mệnh” của công ty nên cần phải bố trí tại khu vực vừa đảm bảo sự trang trọng lại phải ở vị trí có cung Vượng khí nhất theo Trạch Vận, nếu không ở vị trí trang trọng thì cũng phải tạo ra sự trang trọng đó bằng các giải pháp bố trí Nội thất cho phù hợp. Ngoài ra cũng nên tránh đặt bàn làm việc của Lãnh đạo tựa lưng vào cửa sổ hoặc đối diện trực tiếp cửa ra vào sẽ tạo nên sự bất an.

Tránh để cửa ra vào thông suốt với cửa ra phía sau
Thiết kế Văn phòng cần có sự hài hòa trong việc bố trí Cửa chính và Cửa sau tránh thông suốt sẽ bị tán khí nên dẫn đến tài lộc khó tụ. Cửa chính phải có khổ rộng nhất so với bất cứ một cửa nào trong Công ty và nên bố trí so le với Cửa sau để lưu lại tài vận cho Công ty.

Tránh để tình trạng nứt tường, rạn gạch, ẩm mốc

Có nhiều văn phòng do thuê lâu ngày nên có thể dẫn đến tình trạng rạn nứt tường, tường bị thấm dột hoặc gạch lát sàn bị sứt mẻ, vỡ…Vì vậy cần phải kiểm tra thường xuyên (đặc biệt là ở những phòng quan trọng như phòng họp, phòng tổ chức hội nghị…) để có hướng khắc phục, sửa chữa kịp thời sẽ tránh được rạn nứt trong sự phát triển kinh doanh của công ty.

Tránh đặt bàn làm việc của nhân viên đối diện với phòng vệ sinh hoặc nhìn vào gốc cột

Bàn làm việc của Nhân viên hoặc Trưởng các phòng ban không nên đặt đối diện với phòng vệ sinh hoặc nhìn vào góc cột. Nếu rơi vào trường hợp như vậy, phòng vệ sinh cần được che chắn bởi một bức bình phong hay một bức tường hay một chậu cây Thiết mộc lan và xử lý cho khuất với bàn làm việc để tránh khí ô uế, khiến cho nó hạn chế xâm nhập vào nơi nhân viên làm việc. Trường hợp bàn làm việc nhìn vào góc cột gây ức chế thì giải pháp tốt nhất là bọc thành cột tròn hoặc treo các Giỏ hoa giả vào các góc nhọn sẽ hạn chế được điều này.

tranh-su-dung-nhung-vat-khi-phong-thuy-van-phong-cong-ty

Ngoài ra, trang trí nội thất bàn làm việc nên làm bằng gỗ, nên tránh những loại bàn làm bằng kim loại và không nên đặt bàn ở ngay cạnh cửa, kể cả cửa chính và cửa sổ vì sẽ gây mất tập trung, ảnh hưởng đến công việc của Nhân viên trong Công ty.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Nhu cầu xây dựng nhà xưởng công nghiệp hiện nay

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế nước ta nói riêng đang rơi vào tình trạng khó khăn, song việc mở rộng sản xuất ở một số ngành và địa phương có sự thuận lợi mang tính đặc thù vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Cùng với mở rộng sản xuất là khâu lưu giữ hàng hóa phục vụ quá trình lưu thông, đặc biệt tại các vị trí đắc địa gần các cảng hàng không, cảng biển. Chính vì thế, nhu cầu về xây dựng thiết kế nhà xưởng công nghiệp và kho chứa xây sẵn vẫn rất lớn

nhu-cau-xay-dung-nha-xuong-cong-nghiep-hien-nay

Chẳng hạn, ở nước ta, tại các khu công nghiệp phía Nam hiện nay, thì TP. Hồ Chí Minh có nhu cầu đối với xây dựng nhà xưởng cho hoạt động lắp ráp dây chuyền hạng nhẹ, Đồng Nai thiên về loại hình nhà xưởng dệt may, Bình Dương cho sản xuất thực phẩm, đồ uống và hàng tiêu dùng…

Theo đó, các nhà xưởng là tài sản vật chất có sức chứa và quy mô quản lý lớn (so với cửa hàng), có thể là địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa.

Khi thiết kế nhà xưởng quan trọng nhất là lựa chọn được đơn vị tư vấn thiết kế có khả năng, có con người kinh nghiệm để thực hiện các công tác tư vấn thiết kế xây dựng, quản lý giám sát trong giai đoạn thi công. 

nhu-cau-xay-dung-nha-xuong-cong-nghiep-hien-nay

Đơn vị thiết kế là tập hợp đội ngũ kỹ sư và kiến trúc sư thường thì yếu tố kỹ – mỹ thuật mặc định phải đạt được trong con người – hệ thống, những yếu tố kinh tế thì không phải lúc nào trong con người – hệ thống thiết kế cũng có, điều này cần có sự quan tâm thường xuyên từ công ty, từ lợi ích của khách hàng, từ yêu cầu hoàn chỉnh của sản phẩm thiết kế.

Để xây dựng nhà xưởng một cách có bài bản, các chủ đầu tư thường thực hiện bằng một trong hai biện pháp sau :

Một là: các chủ đầu tư tìm đến các công ty xây dựng để nhờ thiết kế Hồ sơ kỹ thuật rồi sau đó sẽ nhờ chính công ty xây dựng này để xây dựng nhà xưởng cho mình.

Hai là:
 một cách có vẻ bài bản hơn là thuê một Công ty chuyên thiết kế để lập Hồ sơ kỹ thuật rồi sau đó nhờ một Công ty xây dựng khác tiến hành thi công công trình.

nhu-cau-xay-dung-nha-xuong-cong-nghiep-hien-nay

Việc có được một nhà xưởng hoàn chỉnh, phù hợp với công năng sử dụng của khách hàng, ổn định kinh doanh cũng cần Chủ đầu tư phải có sự quan tâm đặc biệt nhất là nêu rõ các yêu cầu cần thiết cho bước chuẩn bị đầu tư, nhất là bước thiết kế bản vẽ quy hoạch tổng thể mặt bằng, bản vẽ thiết kế cơ sở để có thể ra được tổng mức đầu tư và cuối cùng là bước bản vẽ kỹ thuật.

Các loại nhà xưởng.

Nhà xưởng có thể xây dựng từ gỗ, thép, nhưng hiện nay chủ yếu làm theo kiểu nhà thép do có các tính ưu việt hơn cả.

Nhà thép tiền chế là loại hình công trình nhà làm bằng kết cấu thép được sản xuất, chế tạo sẵn ngay từ trong nhà máy. Nhà thép tiền chế thường được làm theo yêu cầu bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn.

nhu-cau-xay-dung-nha-xuong-cong-nghiep-hien-nay

Quá trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh (có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng) được trải qua 3 giai đoạn chính: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian ngắn nhất.

Khi mang đến công trường nhà thép tiền chế chỉ cần rất ít thao tác lắp ghép để tạo nên một công trình hoàn chỉnh. Nhằm giảm thiểu thời gian thi công trên công trường và góp phần hạn chế các quá trình chỉ đạo thi công mệt nhọc trên công trường, giảm thiểu thời gian hoàn thành công trình và mang tính chuyên môn hoá cao. Mặt khác chủ đầu tư còn có thể dễ dàng kiểm soát được chất lượng công trình ngay từ trong quá trình sản xuất.

Do ưu điểm của nhà thép tiền chế là chi phí thấp, thời gian xây dựng nhanh, chi phí bảo dưỡng thấp và dễ dàng mở rộng thêm trong tương lai nên các doanh nghiệp sẽ tăng cường sử dụng thay vì xây dựng nhà xưởng thông thường thân thiện với môi trường.

nhu-cau-xay-dung-nha-xuong-cong-nghiep-hien-nay

Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư, kinh doanh phát triển được tiến hành thuận lợi, đạt mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao thì phải làm tốt công tác chuẩn bị, doanh nghiệp cần có sự đầu tư. Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế – kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý…có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư và bắt đầu phát triển kinh tế. 

Mọi sự xem xét, tính toán và chuẩn bị này được thể hiển trong dự án đầu tư . Chúng ta có sự chuẩn bị kĩ càng, tìm hiểu rõ về những lĩnh vực mà mình hướng đến thì dự án sẽ có tính khả quan hơn. Với các doanh nghiệp muốn thi công nhà xưởng cũng vậy, họ cần có sự tìm hiểu và đầu tư thích đáng để có kết quả và lợi nhuận cao nhất.

Bí quyết chọn đồ phù hợp cho nhà bếp

Chọn đồ cho nhà bếp nếu không có sự tư vấn thiết kế của KTS sẽ là điều khó khăn của gia chủ nếu có muốn có một căn bếp hoàn hảo và tiện lợi.

Với những gia đình không có điều kiện thuê thiết kế vẫn có thể tự mình lựa chọn, bố trí nội thất một cách ổn thoả dù không hoàn chỉnh đến từng centimet. Bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc một số bước cơ bản khi thiết kế phòng bếp cho gia đình.

bi-quyet-chon-do-phu-hop-cho-nha-bep

Các khu vực chức năng của tủ bếp:


Thiết kế tủ bếp phù hợp cho căn bếp của bạn không hề dễ dàng, rất sai lầm khi gia đình tuỳ hứng ra cửa hàng lựa chọn một mẫu tủ bếp nào đó ưng mắt và mang về lắp đặt. Trước hết là hiểu rõ các khu vực chức năng của tủ bếp, gồm 5 khu vực như sau:

Khu vực cất giữ đồ khô

Đây là nơi cất giữ thực phẩm như mỳ, gạo, sữa, đồ hộp,… được để trong hệ thống ngăn kéo âm giúp bạn quan sát đồ dễ dàng, sử dụng nhanh chóng, hiệu quả. Hầu hết các gia chủ khi tu sửa lại kệ bếp đều mong muốn mở rộng không gian cất giữ thực phẩm. Đó là lý do tại sao mà việc xác định nhu cầu lưu trữ trong giai đoạn lập kế hoạch xây kệ bếp mới rất quan trọng.

Khu vực để bát, đĩa

Nơi cất giữ bát, dĩa, cốc, các đồ hộp nhựa đựng thức ăn và nhiều vật dụng làm bếp khác. Những đồ dùng này được sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Chúng ta nên sắp xếp chúng ở những ngăn kéo của tủ bếp dưới, điều này đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng. Đây là khu vực chiếm 1/3 không gian bếp. Do đó cho dù các vật dụng này được cất giữ trong tủ bếp trên hay tủ bếp dưới, điều quan trọng vẫn phải lưu ý tới mức độ sử dụng để khi sử dụng được thoải mái, tiện dụng nhất. Ngoài ra vị trí kế tiếp trong kệ bếp sẽ là khu vực chậu rửa, vì như thế sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian khi sử dụng, sửa sạch rồi cất chúng vào trong tủ.

bi-quyet-chon-do-phu-hop-cho-nha-bep

Khu vực chậu rửa

Bồn rửa và máy rửa chén là trung tâm của khu vực vệ sinh trong bếp. Đây là vị trí hoàn hảo để rửa các vật dụng và lưu trữ rác thải. Khoảng không gian phía dưới bồn rửa thường bỏ trống hoặc hoàn toàn không sử dụng đến. Thật lãng phí nếu bạn không tận dụng hết những khoảng không gian này. Hãy mở rộng không gian lưu trữ bằng cách đặt những ngăn kéo phía dưới bồn rửa. Ngoài ra nếu bạn sử dụng thêm các thành phần chia trong hệ thống ngăn kéo thì việc quan sát và lấy đồ dùng sử dụng sẽ tối ưu.

Khu vực chuẩn bị

Đây là khu vực lưu trữ những vật dụng trong bếp như dao, kéo, các loại thiết bị dùng điện, gia vị cũng như các vật dụng chế biến thức ăn. Khu vực chuẩn bị là nơi dành cho hoạt động chính trong bếp, nơi bạn có thể chuẩn bị các món ăn. Khu vực này nên đặt giữa khu vực chậu rửa và nấu nướng sẽ tối ưu nhất. Ngoài ra, các ngăn kéo cho khu vực này được đặt ở tủ bếp dưới làm cho các thao tác bếp núc nhanh chóng và tiện dụng hơn.

Khu vực nấu

bi-quyet-chon-do-phu-hop-cho-nha-bep

Đây là trái tim của mỗi căn bếp. Xung quanh khu vực này để các bếp ga, bếp lò nướng, lò vi sóng, máy hút mùi,…. Các dụng cụ dùng để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo,.. cũng được sắp xếp ở đây. Các dụng cụ nấu nướng mà dùng thường xuyên thì nên đặt gần bếp để cho thao tác bếp được thuận tiện và nhanh nhất. Nếu đủ không gian lưu trữ thì các dao kéo dùng trong nấu nướng cũng nên cất giữ ở đây.

Lựa chọn kích thước, màu sắc tủ phù hợp với không gian


Bếp rộng hay hẹp là yếu tố chủ đạo quyết định việc lựa chọn tủ bếp, nếu không nghiên cứu hiện trạng của bếp kỹ trước khi mua tủ sẽ gây khó khăn trong việc lắp đặt và sử dụng.

Kích thước tủ bếp: Với chiều cao của người Việt Nam nói chung thì kích thước của tủ bếp dưới phù hợp, thông thường có độ cao từ 80 – 90 cm, sâu từ 45-50cm, tủ bếp trên có độ cao từ 45 - 75cm, độ sâu trung bình từ 30 -35cm. Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực bếp gas, máy hút mùi từ 60 – 80cm, khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực khoang chậu rửa, và khu vực khác từ 40 – 60 cm. Tổng chiều cao của toàn bộ tủ từ 2,4 m – 2,5 m, tầm với mở cửa tủ trên tối đa từ 1,8m – 1, 9m. Tùy chiều cao của trần nhà bếp mà chọn loại cao hay thấp. Cao thì khoảng 2.4-2,5m. Thấp thì khoảng 2m. Xác định vị trí để tủ, kệ trước khi thiết kế để thiết kế hình chữ L, chữ U, G, I hay tủ bếp đảo

bi-quyet-chon-do-phu-hop-cho-nha-bep

Màu sắc: của tủ và tường phải hài hòa và cân đối, tạo được điểm nhấn của tủ, thông thường màu tường và màu tủ là hai màu tương phản nhau, màu tường phải làm nền nổi bật cho tủ bếp.

Khí hậu: Với khí hậu miền Bắc nóng ẩm cho nên phải chọn nơi uy tín, gỗ được tẩm sấy tốt sẽ tránh được mối mọt hoặc cong vênh, với khu vực ẩm ướt phần hậu tủ bạn có thể làm thêm tấm nhôm Alumex hoặc tấm nilon chống thấm phía tiếp giáp tường để chống ẩm tránh gây ảnh hưởng đến tủ như mốc, hỏng.

Trang trí: Phần giữa của tủ bếp trên và dưới trước đây thường được ốp gạch, nhưng ốp gạch thường có các vân chỉ, sau một thời gian thường bị bám bẩn, khó lau chùi trông mất thẩm mỹ khu bếp, vì vậy hiện nay kính màu cường lực được thay thế và ốp vào vị trí trên, dễ lau chùi và có nhiều màu sắc khác nhau để lựa chọn, tôn lên vẻ đẹp của khu bếp.

Chú ý thiết bị nhà bếp:


Hiện nay phần thiết bị dành cho nhà bếp khá nhiều bao gồm (bếp gas, máy hút mùi, máy sấy bát, rửa bát, lò nướng, lò vi song, chậu rửa, vòi rửa …) vì vậy, khi thiết kế chúng ta phải cân đối vị trí, diện tích cũng như nhu cầu thực tế để thiết kế nội thất hợp lý, tiện ích nhất.

bi-quyet-chon-do-phu-hop-cho-nha-bep

Chúng ta cần lưu ý thêm về công năng cất giữ bảo quản đồ khô, thực phẩm, dụng cụ nấu ăn bên trong tủ bếp đó chính là các phụ kiện cho tủ bếp như giá để đồ khô 5 tầng để thực phẩm, đồ khô, giá góc để dụng cụ nấu ăn nồi, xoong, chảo …(tận dụng khu vực góc chết) được lắp đặt cho bếp hình chữ U, L, G, mâm xoay (có chức năng gần giống với giá góc), giá dao thớt, ray trượt bình gas, thùng rác, thùng gạo (tự đóng mở thùng khi đóng mở cánh tủ), tay nâng (lắp đặt cho khoang tủ trên), có thể mở được ở các cao độ khác nhau, tiện dụng khi đóng mở các khoang tủ trên.